Trong thời buổi khoa học kỹ thuật phát triển cao như hiện nay thì việc nắm vững kiến thức và thực nghiệm cũng như những kiến thức cơ bản của các bộ môn khoa học nói chung và Hóa học nói riêng là rất quan trọng. Vậy làm thế nào để học tốt môn Hóa học.
1. Chuẩn bị đầy đủ SGK, SBT, tài liệu tham khảo, đồ dùng học tập thậm chí cả máy tính có kết nối mạng Internet là rất cần thiết.
2. Trong giờ học cần chú ý lắng nghe, ghi chép giáo viên giảng bài và mạnh dạn hỏi lại thầy cô những điều mình chưa hiểu, chưa rõ. Một học sinh muốn học tốt môn hóa cần luôn tự đặt ra ba câu hỏi cho mình:
Đó là cái gì? Nó như thế nào? Tại sao lại như thế? Ngoài ra mỗi người học cần tích cực tham gia hoạt động thảo luận nhóm để cùng bàn bạc, giải quyết và làm rõ vấn đề. Tích cực tham gia đóng góp ý kiến xây dựng bài cho tiết học thêm sinh động. Muốn vậy, chúng ta cũng cần xem trước bài mới trước khi vào lớp.
3. Việc tự học ở nhà vẫn là nhân tố quan trọng nhất nếu bạn muốn học tốt môn Hóa. Trong tuần, có từ hai đến ba tiết (nếu học cả tự chọn) Hóa học, sau mỗi buổi học trên lớp, về nhà bạn nên học bài ngay ngày hôm đó.
Khi học nên đọc bài nhiều lần cho thuộc, vừa học vừa tự rút ra kết luận cần thiết để hiểu rõ vấn đề hơn. Cuối cùng bạn nên soạn thêm các đề cương tóm tắt nội dung, kiến thức quan trọng cần nắm vững. từ đó ứng dụng ngay vào việc giải quyết bài tập trong SGK và sách bài tập.
Việc ôn tập kiến thức cũ là điều không hề dễ chút nào vì bài cũ không thuộc thì bài mới lại càng khó khăn hơn. Do đó bạn phải biết cách ghi nhớ kiến thức biến kiến thức của thầy cô, của SGK thành kiến thức của mình.
4. Học nhóm ngoài giờ học! đây là phương pháp tuân thủ nguyên tắc “Học thầy không tày học bạn”. Gần đây, học sinh hầu như không chú ý đến. Mỗi nhóm có từ 3 đến 7 học sinh tham gia. Mỗi nhóm có 1 nhóm trưởng thực sự học tập gương mẫu và có kết quả học tập tốt làm nhóm trưởng.
Ưu điểm của phương pháp là các thành viên có điều kiện giúp đỡ lẫn nhau bạn học khá gúp đỡ bạn học yếu hơn, rèn kĩ năng hoạt động nhóm chính là rèn kĩ lao động sau này vì bất cứ một công việc gì cũng cần sự phối hợp của nhiều thành viên.
Tuy nhiên, nhược điểm của phương pháp này là nếu mỗi thành viên không tự giác tích cực thì hiệu quả hoạt động không cao, dễ dẫn đến hoạt động của nhóm theo chiều hướng khác và không hiệu quả.
+ Hoạt động nhóm nên có lịch hoạt động, địa điểm ổn định và phải quy ước nhóm thật rõ ràng.
+ Sau khi kết một thúc bài, một chương mỗi thành viên trong nhóm đều phải tích cực học và làm bài tập. Trước khi đến học nhóm mỗi cá nhân mang theo những câu hỏi thắc mắc, những bài tập chưa làm được.
+ Trong buổi học nhóm mỗi thành viên đưa ra những câu hỏi, những vấn đề mình băn khoăn nhờ các bạn trong nhóm giúp đỡ, nếu lời giải thích chưa thỏa đáng sẽ tập hợp lại gửi giáo viên bộ môn giảng giải.
5. Sử dụng thành thạo bản đồ tư duy, phương pháp sơ đồ hóa tóm tắt kiến thức đối với mỗi nội dung bài học, tổng kết chương.
6. Với hướng thi trắc nghiệm trong kì thi THPT Quốc gia năm 2015 như hiện nay, bộ môn Hóa có thời gian làm bài 90 phút với 50 câu. Đề có sư phân loại rõ ràng dành cho học sinh trung bình, khá, giỏi. Để làm tốt các câu từ 30 (bên cạnh từ câu 1 đến câu 30 nên giải quyêt càng nhanh càng tốt) trở đi giáo viên yêu cầu học sinh nắm chắc các vấn đề sau đây:
* Nắm chắc các phương pháp giải nhanh bài tập hóa.
* Nắm chắc các công thức tính nhanh.
* Nắm chắc kiến thức cơ bản và cả những phần nâng cao.
* Nghiên cứu thật kĩ đề thi minh họa hàng năm do Bộ GD & ĐT đề xuất.
7. Không học tủ học bất cứ chuyên đề nào vì nếu chỉ học tủ một chuyên đề nào đó dễ dẫn đến không đủ thời gian để học các chuyên đề khác và kết quả thi sẽ kém. Tùy theo số câu hỏi của mỗi chuyên đề mà dành thời gian tương ứng để học.
8. Tự tìm kiếm thông tin trên mạng Internet. Trong thời đại ngày nay, bất cứ thông tin gì cũng có thể được tìm thầy trên mạng. Các thông tin cần tìm kiếm như; phương pháp giải bài tập hóa, các dạng bài tập, đề kiểm tra theo chuyên đề, các khóa học trên mạng, các bài giảng về các chuyên đề…
9. Làm tốt các bài thực hành trên lớp. Hóa học là môn khoa học thực nghiệm, nếu chúng ta làm được càng nhiều thí nghiệm mang tính chất chứng minh, đối chứng thì càng nắm bài tốt. Mỗi thí nghiệm các bước tiến hành, các hiện tượng xảy ra cần được ghi chép cẩn thận và mỗi học sinh phải tự tay làm.
Sau mỗi thí nghiệm người học sẽ nhớ lâu hơn và qua đó còn rèn học sinh đươc nhiều kĩ năng khác. Đặc biệt, các bài toán nhận biết các chất giáo viên nên gợi ý hướng dẫn để học sinh tự làm và kiểm chứng với lí thuyết từ đó càng làm cho học sinh thêm yêu thích và đam mê môn Hóa học.
10. Cuối cùng các em cần ghi nhớ câu tục ngữ sau đây: “Luyện mãi thành tài, miệt mài tất giỏi”
Trên đây là một số chia sẽ về kinh nghiệm và phương pháp học tập bộ môn Hóa. Mỗi em học sinh có một cách học, một phương pháp khác nhau không thể áp đặt một khuôn mẫu chung cho mọi người. Tuy nhiên, có điểm chung duy nhất để học tốt môn Hóa là chúng ta phải có sự yếu thích và lòng say mê môn học.
- TRUYỀN THÔNG CHĂM SÓC SỨC KHOẺ SINH SẢN VỊ THÀNH NIÊN, THANH NIÊN
- THAM QUAN TRẢI NGHIỆM THỰC TẾ THÀNH CỔ LOA – HỒ NÚI CỐC
- KHAI MẠC HỘI THI GIÁO VIÊN GIỎI CẤP TRƯỜNG NĂM HỌC 2024-2025
- HỘI THI “NỮ CÔNG ĐỐNG ĐA – ĐẢM ĐANG – KHÉO LÉO” NĂM 2024
- CHƯƠNG TRÌNH TRUYỀN THÔNG PHÁP LUẬT
- HỘI NGHỊ CÁN BỘ, VIÊN CHỨC, NGƯỜI LAO ĐỘNG NĂM HỌC 2024-2025
- ĐẠI HỘI LIÊN ĐỘI NĂM HỌC 2024 -2025
- CHÀO MỪNG KỶ NIỆM 70 NĂM GIẢI PHÓNG THỦ ĐÔ