I/ PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY :
Để thực hiên giảng dạy các tiết trong bộ môn tự sinh học cần vận dụng các phương pháp đăc trưng của bộ môn theo mục đích tích cực hoá hoạt động học tập của học sinh, phối hợp các phương pháp dạy học đa dạng để nâng cao hiệu quả tiết dạy gây hứng thú cho học sinh.
1/Phương pháp quan sát, qua quan sát học sinh tìm được kiến thức mới:
Học sinh quan sát, mô tả, phân tích đối tượng, tự thu thập các số liệu theo yêu cầu của giáo viên và vận dụng các thao tác tư duy để xử lý các bài tập so sánh, phân tích, nhận xét để tìm ra các đặc điểm chung, đặc điểm riêng, đặc điểm bản chất của đối tượng.
Phương phát quan sát, qua quan sát học sinh tìm được kiến thức mới đã thực sự kích thích tính tích cực, chủ động trong tư duy khi học sinh lĩnh hội
tri thức mới.
2/Phương pháp thực hành thí nghiệm, tìm tòi nghiên cứu.
Phương pháp thực hành thí nghiệm tạo điều kiệ thuận lợi cho học sinh được tự lực sáng tạo trong việc tìm kiến thức. Học sinh thật sự được nghiên cứu, được chủ động làm ra các hiện tượng thay đổi điều kiện quan sát, từ đó tạo ra cho học sinh khả năng tự đi sâu tìm hiểu nguyên nhân bản chất của hiện tượng sinh học.
Trong quá trình thực hành thí nghiệm học sinh nhận thức được mục đích thí nghiệm, các điều kiện thí nghiệm, tự tiến hành thí nghiệm. Học sinh được tự quan sát những diễn biến trong quá trình thí nghiệm và sẽ tự giải thích các kết quả thí nghiệm bằng việc thiết lập các mối quan hệ giữa các hiện tượng. Theo phương pháp này kiến thức mới đã được học sinh tìm ra từ hoạt động thực hành thí nghiệm của bản thân.
3/Phương pháp biểu diễn thí nghiệm nghiên cứu:
Áp dụng phương pháp này tạo điển xuất phát cho quá trình tìm tòi của học sinh dẫn đến sự hình thành chi thức mới. Người thầy có thể kích thích khả năng tìm tòi độc lập, chủ động của học sinh bằng hệ thống các câu hỏi và bài tập định hướng. Hoạt động thu thập các tư liệu và tự xử lý các tư liệu sẽ giúp cho học sinh thiết lập mối quan hệ để tìm ra bản chất của hiện tượng, dẫn đến kết luận khái quát. Học sinh đã được đặt ở vị trí người nghiên cứu vì vậy học sinh có thế chủ động dành lấy tri thức khoa học.
Học sinh được thảo luận về mục đích thí nghiệm, nêu được các giả thiết khoa học và dự đoán các kết quả xảy ra, tính tích cực, độc lập chủ động của học sinh càng được nâng cao.
II/ HÌNH THỨC TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP CHO HỌC SINH TRONG BỘ MÔN SINH HỌC
Trong các tiết dạy sinh học nếu người thầy không tổ chức các hình thức học đa dạng và đúng với nhu cầu ham học của học sinh thì dễ dẫn đến sự nhàm chán của học sinh và học sinh không thấy yêu thích môn học nữa.Đối với môn sinh học người thày phải kết hợp nhuần nhuyễn các hình thức học tập để gây sự tập trung chú ý, hứng thú trong các hoạt động của học sinh:
Môn Sinh là các môn khoa học thực nghiệm được hình thành theo phương pháp quan sát và thực nghiệm ngoài ra học sinh còn phải biết phân tích, tổng hợp, so sánh, vận dụng kiến thức lý thuyết đã học, để giải quyết các bài tập của bộ môn. Vì vậy cần có phương pháp học tập khoa học. Học sinh mất ít thời gian nhưng đem lại hiểu quả cao
1/ Học trên lớp
– Quan sát hình ảnh, thí nghiệm, đoạn video clip để rút ra các kiến thức cơ bản, trong quá trình quan sát tranh ảnh, bản đồ luôn phải chú ý quan sát theo chiều soi ngương (bên phải của mình là bên trái của hình ảnh và ngược lại)
– Học sinh phải học theo phương pháp tái hiện kiến thức:
+ Chú ý nghe thầy cô giáo giảng bài trên lớp và ghi chép bài đầy đủ
a/ Hình thức hoạt động cá nhân:
Mỗi cá nhân hoàn thành nhiệm vụ do giáo viên giao trong phiếu bài tập. Người học phải tạo ra sản phẩm cụ thể đó là sự hoàn thiện kiến thức từ chưa chuẩn xác dến chuẩn xác.
b/ Hình thức hoạt động theo nhóm:
Giáo viên chia lớp thành từng nhóm (một nhóm có từ 4 đến 6 học sinh). Mỗi nhóm cử nhóm trưởng là người đại diện báo cáo và bảo vệ kết quả đã đạt được trước tập thể lớp. Hình thức này buộc các thành viên trong nhóm cùng hợp tác hoạt động để tự tìm ra kiến thứ.
2/ Học ở nhà
+ Học bài đã được nghe giảng trong ngày, khi về nhà phải xử lý ngay bằng cách lập dàn ý chi tiết (lập sơ đồ tư duy các ý chính của bài), nếu có bài tập ứng dụng hãy đọc đề bài để giải lại sau đó mới so sánh với cách giải của thầy cô trên lớp để rút ra mình còn thiếu phần nào, phần nào còn chưa hiểu …
+ Ngày hôm sau có tiết câu lạc bộ cần phải giở môn học ra xem lại toàn bộ phần lý thuyết và bài tập đã làm
– Học sinh muốn hiểu và nhớ được cả chuyên đề mình học bắt buộc học sinh đó phải hệ thống hóa được kiên thức, vì vậy học sinh hãy thực hiện các bước sau
+ Biết được số lượng kiến thức của chuyên đề
+ Nắm vững các ý chính trong chuyên đề đó
+ Mỗi ý chính có bao nhiêu ý phụ
+ Nắm vững những ví dụ minh họa của các phần trong các hình ảnh, đoan VIDEO clip
3/ Học cùng với bạn: Thực hiện câu “Học thày không tầy học bạn”. Nên khi hết một chuyên đề cùng bạn học tổng kết tất cả kiến thức của chuyên đề đó phải tạo thành một sơ đồ tư duy (hay còn được gọi là sơ đồ cành cây).Có như vậy học sinh mới thấy rõ sự xuyên suốt kiến thức trong các chuyên đề đã học . Ngoài ra học sinh còn nên làm các bảng so sánh các đơn vị kiến thức giữa các phần khác nhau trong cùng một chuyên đề , giữa phần kiến thức trước trước với phần kiến thức vừa học sau để thấy rõ sự logic của chương trình học, giúp học sinh khắc sâu được kiến thức hơn nữa .
- TRUYỀN THÔNG CHĂM SÓC SỨC KHOẺ SINH SẢN VỊ THÀNH NIÊN, THANH NIÊN
- THAM QUAN TRẢI NGHIỆM THỰC TẾ THÀNH CỔ LOA – HỒ NÚI CỐC
- KHAI MẠC HỘI THI GIÁO VIÊN GIỎI CẤP TRƯỜNG NĂM HỌC 2024-2025
- HỘI THI “NỮ CÔNG ĐỐNG ĐA – ĐẢM ĐANG – KHÉO LÉO” NĂM 2024
- CHƯƠNG TRÌNH TRUYỀN THÔNG PHÁP LUẬT
- HỘI NGHỊ CÁN BỘ, VIÊN CHỨC, NGƯỜI LAO ĐỘNG NĂM HỌC 2024-2025
- ĐẠI HỘI LIÊN ĐỘI NĂM HỌC 2024 -2025
- CHÀO MỪNG KỶ NIỆM 70 NĂM GIẢI PHÓNG THỦ ĐÔ