Phòng GD&ĐT quận Đống Đa                   cộng hoà xã hội chủ nghĩa việt nam

Trường THCS lý Thường kiệt                       Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

Kế hoạch chiến lược phát triển trường THCS Lý Thường Kiệt

Giai đoạn 2010 – 2015

 

Trường THCS Lý Thường Kiệt được thành lập từ năm ……..theo quyết định số……….

Trường là 1 trong những trường chuẩn quốc gia đầu tiên của Quận (2004)

Kế hoạch chiến lược phát triển nhà trường giai đoạn 2010 – 2015 nhằm xác định rõ định hướng mục tiêu chiến lược và các giải pháp chủ yếu trong quá trình đi lên của nhà trường. Là cơ sở quan trọng cho các quyết sách của Hội đồng trường và hoạt động của ban giam hiệu cũng như toàn thể cán bộ, giáo viên, công nhân viên và học sinh của trường.

– Là hoạt động có ý nghĩa quan trọng trong việc thực hiện nghị quyết của chính phủ về đổi mới giáo dục phát triển.

  1. Tình hình nhà trường
  2. Điểm mạnh:

+ Đội ngũ:  – Tổng số: 60 GV thực dạy

– Trình độ chuyên môn: 100% đạt chuẩn (4 Thạc sĩ, …..đại học)

– Ban giám hiệu: có tinh thần trách nhiệm cao, có kế hoạch dài hạn sát thực tế và khả thi. Công tác tổ chức triển khai kiểm tra, đánh giá sâu sát thực chất và đổi mới, được sự tin tưởng cán bộ giáo viên, có ý thức dám nghĩ, dám làm và đám chịu trách nhiệm.

– Đội ngũ cán bộ, giáo viên, công nhân viên có trách nhiệm, yêu nghề gắn bó với trường đều mong muốn trường phát triển; chuyên môn nghiệp vụ đa số đáp ứng được với yêu cầu đổi mới.

–  Số lượng – chất lượng học sinh:

– Năm học 2009 – 2010

+ Tổng học sinh: 944

+ Số lớp: 25

– Xếp loại học lực: 2008 – 2009

+ Tổng số học sinh: 989

+ Số lớp: 26

+ Xếp loại Hạnh kiểm:

  Số

học sinh

Tốt Khá TB Yếu Kém
số hs % số hs % số hs % số hs % số hs %
Khối 6 240 201 83.7 37 15.4 2 0.8 0   0  
Khối 7 265 227 85.7 36 13.6 2 0.8 0   0  
Khối 8 269 230 85.5 37 13.8 2 0.7 0   0  
Khối 9 215 201 93.5 14 6.5 0   0   0  
Tổng số 989 859 86.9 124 12.5 6 0.6 0   0  

 

+ Xếp loại Văn hoá:

  Số

học sinh

Giỏi Khá TB Yếu Kém
số hs % số hs % số hs % số hs % số hs %
Khối 6 240 86 35.8 87 36.2 58 24.1 8 3.3 1 0.4
Khối 7 265 85 32.1 79 29.8 76 28.7 20 7.5 5 1.9
Khối 8 269 80 29.7 114 42.4 59 21.9 16 5.9 0  
Khối 9 215 92 42.8 82 38.1 40 18.6 1 0.5 0  
Tổng số 989 343 34.7 362 36.6 233 23.6 45 4.6 6  

 

+ Học sinh giỏi thành phố: 1 ; Quận 11

+ Tỉ lệ đỗ tốt nghiệp 99,8% ; vào lớp 10 công lập: 74,3%

– Cơ sở vật chất:

+ Phòng học: 17

+ Phòng bộ môn: 4 (Hoá – Sinh ; Lý – CN ; Ngoại ngữ ; Thể chất)

+ Phòng ĐDDH: 1

+ Phòng tin: 1

+ Phòng phục vụ (Hiệu trưởng, hiệu phó, văn phòng…)

– Thành tích chính trong 4 năm gần đây:

– Chi bộ trong sạch vững mạnh

– Trường tiên tiến

– Công đoàn xuất sắc cấp Quận.

– Liên đội TNTP xuất sắc cấp quận

  1. Điều hạn chế:

– Tổ chức quản lý của Ban giám hiệu: chưa đều tay làm việc.Chưa kiểm tra đột xuất toàn bộ các hoạt động.

– Đội ngũ giáo viên: một số ít giáo viên nhiều tuổi chưa bắt kịp với sự đổi mới chung của ngành như đổi mới phương pháp dạy, công nghệ thông tin.

– Chất lượng học sinh: Đầu vào học sinh thấp, địa bàn dân cư phức tạp. Nhiều em còn lười học, nhiều gia đình có hoàn cảnh khó khăn nên phải lo kiếm sống nên ít có sự quan tâm đến con em.

– Cơ sở vật chất: so với tiêu chuẩn trường chuẩn quốc gia còn thiếu.

  1. Thời cơ:

– Đã có sự tín nhiệm của PHHS & HS trong địa bàn phường

– Đội ngũ GV được đào tạo chính quy, có năng lực chuyên môn và kỹ năng sư phạm khá, tốt.

  1. Thách thức

– Đòi hỏi ngày càng cao về chất lượng giáo dục của CMHS – Xã hội

– Chất lượng đội ngũ giáo viên – CB quản lý – CNV phải đáp ứng được yêu cầu của đổi mới giáo dục; đáp ứng được chuẩn về giáo viên.

– CNTT trong giáo dục ngày càng phát triển nên yêu cầu cao trong việc soạn giảng bằng giáo án điện tử.

– Các trường dân lập trong thành phố phát triển nhiều nên tăng cả về số lượng và chất lượng.

  1. Xác định vấn đề cần làm

– Đổi mới phương pháp dạy học và đánh giá học sinh theo hướng tích cực.

– Năng cao chất lượng đội ngũ hướng tới sự phát triển bền vững (Chú tâm vào đạo đức nghề nghiệp)

– ứng dụng CNTT vào giảng dạy và quản lý

– áp dụng theo chuẩn đánh giá trường – GVvà trường chuẩn quốc gia.

– Duy trì và phát triển giảng dạy song ngữ Nhật – Anh

  1. Tầm nhìn
  2. Tầm nhìn: Là ngôi trường chuẩn quốc gia, trường tiên tiến SX của thành phố, trong Top đầu của Quận và Thành phố mà học sinh lựa chọn để học tập và rèn luyện.

– Là ngôi trường mà GV – HS luôn có ước muốn có chất lượng tốt nhất, có thành tích xuất sắc.

  1. Sứ mệnh: Tạo được môi trường học tập về nề nếp kỷ cương để GV – HS có cơ hội phát triển năng lực của mình.
  2. Hệ thống giá trị của trường

– Tình đoàn kết

– Lòng tự trọng và nhân ái

– ý thức trách nhiệm

– Có sự hợp tác & tính sáng tạo

– Khát vọng vươn lên.

III. Mục tiêu, chỉ tiêu và phương châm hành động

  1. Mục tiêu:

– Xây dựng trường tiến tiến suất xắc thành phố

– Giữ vững trường chuẩn quốc gia

  1. Chỉ tiêu:

–  Đội ngũ cán bộ, giáo viên:

– Năng lực chuyên môn của cán bộ quản lý: Giỏi

– Năng lực chuyên môn của giáo viên: 90% khá giỏi

– GV biết sử dụng thành thạo máy tính và soạn giảng giáo án điện tử: 70%

– Số tiết dạy có sử dụng CNTT: trên 25%

– 100% GV – CBQL có trình độ đại học & 10% sau đại học.

  1. Học sinh

– Quy mô : – Số lớp 30

– Số HS: 1400

– Chất lượng văn hoá: 80% khá – giỏi ;  (yếu <1%)

Đỗ tốt nghiệp: 100%

Vào lớp 10: 80%

HS giỏi Thành Phố: 8 giải trở lên

– Chất lượng đạo đức và kỹ năng sống

– 99% đạt hạnh kiểm khá – tốt

– HS được trang bị kỹ năng sống cơ bản và có ý thức tự nguyện tham gia hoạt động xã hội.

* Các hoạt động khác:

– Tham gia tích cực có hiệu quả

– Học sinh phấn khởi – tự nguyện tham gia với một tinh thần tự giác.

* Cơ sở vật chất

– Đảm bảo đủ tiêu chuẩn về phòng học, ánh sáng…

– Các phòng chức năng được duy trì và nâng cấp

– Xây dựng nhà trường thân thiện – Học sinh tích cực

Phương trâm hành động: lấy hiệu quả giáo dục là uy tín của trường

  1. Chương trình hành động
  2. Nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác giáo dục học sinh, đặc biệt là chất lượng giáo dục đạo đức và văn hoá. Đổi mới phương pháp dạy học và đánh giá học sinh phù hợp với đối tượng học sinh. Đổi mới các hoạt động giáo dục, hoạt động tập thể…
  3. Xây dựng và phát triển đội ngũ: có đủ số lượng, có phẩm chất đạo đức và năng lực chuyên môn khá – giỏi, có trình độ về tin học, có phong cách sư phạm mẫu mực. Đoàn kết, quyết tâm gắn bó với trường, hợp tác giúp đỡ nhau cùng tiến bộ.
  4. Xây dựng cơ sở vật chất và trang thiết bị giáo dục theo hướng trường chuẩn quốc gia, bảo quản và sử dụng lâu dài.
  5. ứng dụng phát triển công nghệ thông tin trong công tác quản lý: xây dựng kho dữ liệu bài giảng điện tử ; thư viện điện tử… Động viên CBGV tự học công nghệ thông tin.
  6. Huy động xã hội hoá giáo dục. Xây dựng nhà trường văn hoá, thực hiện tốt quy chế dân chủ. Huy động được sự đóng góp của các tổ chức xã hội ngoài trường.
  7. Xây dựng thương hiệu và sự tính nhiệm của xã hội với trường. Tuyên truyền xây dựng truyền thống nhà trường. Nêu cao tinh thần trách nhiệm của mọi thành viên trong quá trình xây dựng thương hiệu trường.
  8. Tổ chức theo dõi kiểm tra đánh giá việc thực hiện kế hoạch chất lượng.
  9. Phổ biến kế hoạch chiến lược: tới toàn thể hội đồng giáo dục, học sinh, PHHS và báo cáo với cơ quan chủ quản.
  10. Tổ chức thành lập ban chỉ đạo.

– Ban chỉ đạo chịu trách nhiệm lên kế hoạch, quy trình triển khai chất lượng phát triển và điều chỉnh kế hoạch sau từng năm học (hoặc từng học kỳ) để đáp ứng sát với thực tế.

  1. Lộ trình thực hiện.

– Giai đoạn 1: 2010 – 2012

– Giai đoạn 2: 2012 – 2015

  1. Đối với hiệu trưởng.

– Tổ chức triển khai kế hoạch đến từng cán bộ, giáo viên, công nhân viên trường.

– Thành lập ban kiểm tra đánh giá thực hiện kế hoạch trong từng năm.

  1. Đối với phó hiệu trưởng.

– Thực hiện đúng chức trách: là người phụ giúp việc cho hiệu trưởng

– Thực hiện theo đúng nhiệm vụ được phân công.

– Triển khai từng phần việc cụ thể đồng thời kiểm tra và đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch, đề xuất những giải pháp thực hiện.

  1. Với tổ chuyên môn.

– Tổ chức thực hiệnkế hoạch theo từng năm, kiểm tra đánh giá. Đề xuất các giải pháp, những tồn tại hạn chế từng học kỳ, từng năm.

  1. Đối với cán bộ, giáo viên, công nhân viên.

– Có ý thức trách nhiệm để căn cứ vào kế hoạch chiến lược, kế hoạch năm học, xây dựng kế hoạch công tác của cá nhân. Hàng năm có báo cáo kết quả thực hiện từng học kỳ, từng năm và đề xuất giải pháp.